Gỗ Trắc là gì? Cách nhận biết, gỗ Trắc có tốt không


Cây gỗ trắc là gì, loại gỗ này có đặc tính và tác dụng kinh tế như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơ về loại gỗ quý hiếm này.




Cây Gỗ Trắc là loại thân gỗ, cao khoảng 25m đường kính lớn và càng trồng lâu năm gỗ cây càng có giá trị. Gỗ Trắc có 03 loại Trắc Đen, Trắc Đỏ và Trắc Vàng, trong đó Trắc Đen có giá trị kinh tế cao nhất đến Trắc Đỏ rồi đến Trắc Vàng.

Gỗ Trắc Và Cách Nhận Biết Gỗ Trắc

Trên thị trường chủ yếu là hai loại Trắc: Trắc đỏ và Trắc đen . Trắc đen thì hiếm và giá trị cao hơn Trắc đỏ . Gọi Trắc đen vì thịt gỗ có màu đen tuyền gần như mun sừng nhưng nhạt hơn. Nói về Trắc đỏ, gọi Trắc đỏ vì đặc điểm của nó thì không loại gỗ nào trong thiên nhiên có được, thân gỗ khi xẻ ra chế tác có mầu đỏ tươi như củ cà rốt, mùi thơm ngai ngái hắc . Gỗ Sơn huyết cũng có màu đỏ tương tự nhưng màu tối và sẫm hơn rất nhiều. Cũng vì điểm giống nhau như trên mà Sơn huyết hay được người ta làm giả Trắc vì trắc và Sơn huyết có giá vênh nhau tới mấy chục lần. 



Nhược điểm của Trắc là xuống mầu rất nhanh, từ khi chế tác với mầu đỏ tươi như vậy, chỉ sau 1 tháng nó đã chuyển thành mầu cà phê, sau 3 thành thành mầu táo tầu khô. Cẩm Lai và Trắc từ nhiều năm nay vẫn được coi là đối thủ không cân sức, nhưng vài năm chở lại đây Cẩm Lai bị lép vế xuống hàng thứ 2 sau Trắc ... độ cứng bóng thì ngang Trắc nhưng ưu điểm là vân hoa đẹp hơn, giữ mầu tự nhiên tới cả chục năm. 

Ngoài ra, để nhận biết các cây gỗ quý bạn có thể dựa vào mùi hương tỏa ra từ các thớ gỗ, bài viết https://goo.gl/3m9AsL được tổng hợp từ kinh nghiệm của các thợ mộc lâu nghề, mong rằng nó sẻ giúp bạn nhận biết được các loại gỗ quý một cách chính xác nhất.

Cây Gỗ Trắc có giá trị kinh tế cao

Cây Gỗ Trắc  mọc rải rác trong rừng, thường xanh hoặc nửa rụng lá. Gỗ Trắc mọc ở những nơi có độ cao tuyệt đối không quá 500m. Vào mùa khô, Trắc rụng lá nhưng dễ nảy chồi mới. Cây thường được tìm thấy tại Lào, Campuchia,Việt Nam. Ở nước ta, Cây Gỗ Trắc thường được tìm thấy ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam trở vào Nam,…..

Gỗ Trắc là loại gỗ quí:  màu đỏ tươi đối với Gỗ Trắc Đỏ, đen mun đối với Gỗ Trắc Đen, thớ mịn, dòn, dễ gia công, mặt cắt mịn sau khi khô không nẻ cũng ít biến dạng, không bị mối mọt, có hoa vân đẹp, rất cứng. Gỗ Trắc nếu được bảo quản trong nhà có thể  tồn tại nguyên vẹn hàng trăm năm. Hơn nữa, Gỗ Trắc không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt một số loại có tinh dầu rất tốt cho sức khỏe.
Gỗ Trắc, Cây Gỗ Quý Hiếm, Gỗ Vân, Gỗ Trắc Đỏ, Gỗ Trắc Đen

Gỗ Trắc có công dụng làm đồ gỗ cao cấp

Gỗ Trắc ngày càng quý hiếm và đắt:  vì số lượng có hạn nhưng nhu cầu Gỗ Trắc rất cao, Giá gGỗ Trắc loại tốt và đẹp có thể lên đến 10 triệu/kg. Vì thế, có thể nói Gỗ Trắc rất quý và không bỏ phí kể cả mùn cưa.


Gỗ trắc rất có giá trị kinh tế: Gỗ Trắc dùng đóng đồ đạc cao cấp giường tủ, bàn ghế nhất là sa lông và sập, làm đồ tiện khác và đồ mỹ nghệ tạc tượng, khắc tranh. Vân gỗ ,thớ gỗ có màu rất đẹp, có loại gỗ vân nổi lên như một bức tranh thiên nhiên độc đáo. Đồ dùng lâu ngày, gỗ xuống màu sẫm và đồ càng cũ càng đẹp, sẽ lên nước bóng như sừng.

Gỗ trắc có tốt không :

 - Gỗ Trắc có thớ mịn, dòn, dễ gia công, mặt cắt mịn sau khi khô không nẻ cũng ít biến dạng, không bị mối mọt, có hoa vân đẹp, rất cứng. Gỗ trắc nếu được bảo quản trong nhà có thể  tồn tại nguyên vẹn hàng trăm năm. Hơn nữa, Gỗ Trắc không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt một số loại có tinh dầu rất tốt cho sức khỏe.

 - Gỗ trắc chính là loại gỗ được rất nhiều vị khách yêu thích, bởi loại gỗ này không chỉ có màu sắc đẹp thay đổi màu sắc khi trong bóng tối và ra ngoài ánh sáng, mà loại gỗ này còn cực kì nhẵn mịn tới mức không cần dùng tới sơn bóng, gỗ trắc chắc, chống cong vênh và mối mọt rất tốt, chính vì vậy loại gỗ này có giá thành khá cao và đang dần trở thành loại gỗ khan hiếm.


Share on Google Plus

About noithat190caocap.blogspot.com

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét